Kinh tế - Văn hóa xã hội

Long An: Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường

06/02/2025 10:09:50AM
Màu chữ Cỡ chữ

Chương trình OCOP tiếp tục là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Chương trình OCOP của tỉnh Long An năm 2024 đã phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Trong năm 2024, toàn tỉnh đã công nhận được 87 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP (09 sản phẩm 4 sao, 78 sản phẩm 3 sao), nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 235 sản phẩm, trong đó: 49 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 186 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Sản phẩm OCOP của tỉnh tập trung vào các nhóm ngành: Thực phẩm: 182 sản phẩm; Đồ uống: 30 sản phẩm; Dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu: 08 sản phẩm; Thủ công mỹ nghệ: 11 sản phẩm; Sinh vật cảnh: 04 sản phẩm.

Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu sản phẩm cho các sản phẩm OCOP; theo dõi diễn biến thị trường nhằm định hướng phát triển thị trường các sản phẩm OCOP

Đa phần các sản phẩm đạt chuẩn OCOP là những sản phẩm có chất lượng nổi trội; sản phẩm được sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các chủ thể sau khi được công nhận sản phẩm OCOP đã chú trọng đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

Bên cạnh những mặt đạt được, số lượng chủ thể tham gia Chương trình còn thấp, nhất là HTX: Trong 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP của 108 chủ thể gồm: 24 doanh nghiệp (chiếm 22,2%); 15 HTX (chiếm 13,9%) và 69 cơ sở/hộ gia đình (chiếm 63,9%). Đa phần chủ thể sản xuất chưa quan tâm đầu tư nhiều cho công tác tiếp thị, quảng bá giới thiệu sản phẩm; bên cạnh đó thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định.

Nhằm triển khai thực hiện Chương trình OCOP một cách đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở theo đúng chu trình hàng năm. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị gắn với nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân. Với mục tiêu: Toàn tỉnh, phấn đấu công nhận 65 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên gồm: Công nhận mới 53 sản phẩm; công nhận lại 11 sản phẩm; nâng hạng 01 sản phẩm. Hỗ trợ hoàn thiện bao bì, logo, tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; hỗ trợ máy móc trang thiết bị cho các chủ thể tham gia chương trình. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực quản lý thực hiện Chương trình cho các địa phương và các chủ thể sản xuất.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tuyên truyền về sự cần thiết, các nguyên tắc thực hiện, nội dung, cơ chế, chính sách hỗ trợ các sản phẩm khi tham gia Chương trình OCOP; cách thức phát triển, đề xuất các ý tưởng sản phẩm, thực hiện chu trình OCOP... thông qua hội nghị cấp tỉnh, huyện và các phương tiện truyền thông (Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, Đài truyền thanh huyện...); xây dựng và cấp phát video clip, cẩm nang giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng OCOP của tỉnh.

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua tập huấn: Các bước triển khai Chương trình OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; phương pháp phát triển, cải tiến sản phẩm; thiết kế, hoàn thiện bao bì, nhãn mác hàng hóa; xây dựng câu chuyện sản phẩm....

Tổ chức và tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh tại các sự kiện, hội chợ triển lãm, hội nghị ký kết sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Kịp thời thông tin, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các chủ thể tham gia các sự kiện, hội chợ triển lãm ở trong và ngoài tỉnh.

Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP thực hiện theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP.

          Nguyễn Tùng

Các tin khác

  • Long An: Tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý, giải quyết các cơ sở, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường (07/05/2025)
  • Long An: Tăng cường quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (28/04/2025)
  • Long An: Triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (22/04/2025)
  • Long An: Thực hiện các giải pháp giữ vững xã, phường, thị trấn không có ma túy và kéo giảm xã, phường, thị trấn có ma túy năm 2025 (15/04/2025)
  • Long An: Triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh (03/04/2025)
  • Tăng cường tuyên truyền công tác cải cách hành chính năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An (02/04/2025)
  • Long An: Quan tâm thực hiện 03 Công trình trọng điểm, 03 Chương trình đột phá và các công trình quan trọng quốc gia (25/03/2025)
  • Long An: Sản xuất công, nông nghiệp phục hồi mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực (24/03/2025)
  • Long An: Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025 (20/03/2025)
  • Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Long An là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh (17/03/2025)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối